Chắc hẳn những người làm nông không xa lạ gì với than bùn, đây là lớp trầm tích xác thực vật đã được ủ vi sinh trong nhiều ngày. Đây là một chất được sử dụng để cải tạo đất và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây nhờ độ tơi xốp cao, giàu humic, đạm, fulvic… Hiện nay, than bùn cũng đang được sử dụng rộng rãi trong quá trình canh tác.
Để hiểu thêm về than bùn là gì và công dụng nổi bật mà nó đem đến thì bạn đọc hãy xem ngay nội dung mà Đồng Thành Công chia sẻ dưới đây nhé.
Tìm hiểu than bùn là gì?
Than bùn được hình thành nhờ quá trình tích tụ và phân hủy không hoàn toàn của những tàn dư thực vật bị vùi lấp lâu ngày trong điều kiện yếm khí liên tục. Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật yếm khí ở bề mặt lớp trầm tích.
Hiểu đơn giản thì than bùn xuất hiện do một vài loài thực vật bị vùi bởi phù sa trong một thời gian dài tại những khu vực đầm lầy, núi lửa hay rừng cây… Trong đó, các loài thực vật góp phần vào quá trình hình thành là: cây họ thông, dương xỉ hoặc lúa, hoa sen, hoa súng…
Trong thực tế, nguyên liệu này thường nhuyễn, mịn và độ ẩm cao. Lớp than có độ sâu lớn thì phân giải thành các chất dinh dưỡng càng cao hơn. Thường được dùng để bổ sung dinh dưỡng cho các cây ngắn ngày, hay cải tạo đất bạc màu.
Đặc điểm chính của than bùn
+ Tính chất vật lý
Than bùn nổi bật là khả năng chúa ẩm cao và mức độ phân giải tốt, điều này khiến chúng được sử dụng như chất lượng cải tạo đất lý tưởng cho đất bạc màu. Theo kết quả phân tích cho thấy:
Nguyên liệu này có màu nâu đậm đến đen.
Hầu hết các mẫu than bùn đều có độ ẩm cao, mức độ ẩm trung bình khoảng 42,1%.
Các mẫu than bùn đều khá nhuyễn, mức độ phân giải trung bình khoảng 35,3%, càng ở các mỏ sâu thì phân giải càng cao.
Nguyên liệu còn có độ tơi xốp cao.
Loại này thường có tính axit, độ pH dao động từ 3,6 – 6. Vì thế, rất thích hợp với những cây trồng như dâu tây, việt quất, hoa trà…
Bên cạnh đó, với đặc tính ưu việt là giữ ẩm và thoát nước tốt, than bùn trộn với xơ dừa, đá trân châu… sẽ tạo nên môi trường thuận lợi để gieo hạt hoặc ươm cây như cà chua, ớt, hoa…
+ Tính chất hóa học
Than bùn có chứa khoảng 65% là chất mùn hữu cơ được phân hủy từ xác của các loài thực vật. Trong đó có chứa nhiều hợp chất Humic, fulvic – những hợp chất này đóng vai trò quan trọng cho khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bộ rễ. Thành phần khoáng chủ yếu bao gồm Carbon, đạm, oxy, calcium.
Công dụng của than bùn trong lĩnh vực nông nghiệp, cải tạo đất
Sau khi đã biết than bùn là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những tác dụng của chúng nhé. Chúng đem đến một số những công dụng chính như sau:
Sản phẩm này được sử dụng để bón cho cây, bổ sung chất dinh dưỡng, chất khoáng tự nhiên cho cây.
Mặt khác, chúng còn giúp gia tăng độ phì nhiêu, tăng độ tơi xốp, giữ chất dinh dưỡng cho đất trồng. Tuy nhiên vì khả năng phân giải không cao cho nên cần kết hợp ủ với phân chuồng để tăng thêm hiệu quả.
Nơi có nhiều đất bùn thường đi kèm với sự đa dạng sinh học đặc biệt là những loài thực vật.
Than bùn cũng được xem là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất các loại phân bón hữu cơ – vi sinh.
Quá trình sản xuất các loại phân bón từ than bùn
Một trong những vấn đề được bà con nông dân quan tâm nhất chính là quy trình hình thành, sản xuất nên phân bón từ than bùn là gì. Như đã giới thiệu ở trên, nguyên liệu này sở hữu nhiều đặc điểm nổi trội và đem đến những lợi ích thiết thực đối với nhiều lĩnh vực đời sống, do đó nhu cầu sản xuất phân bón từ chúng ngày một gia tăng. Để thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình hình thành than bùn và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, bạn có thể tham khảo quy trình.
Bước 1: Tiến hành phơi khô than bùn trồng cây.
Bước 2: Nghiền thật nhỏ than bùn đã được phơi khô trước đó.
Bước 3: Trộn đều chúng cùng với vôi, lưu ý là bà con nên trộn theo tỷ lệ vừa phải, dựa vào độ pH của than.
Bước 4: Bổ sung thêm những loại phụ gia hoặc vi sinh vật để gia tăng hàm lượng dinh dưỡng.
Bước 5: Tiến hành ủ và hoàn thiện thành phẩm.
Nhìn chung quy trình thực hiện tương đối dễ dàng và đơn giản, bạn chỉ cần có được kỹ thuật tốt và thao tác tỉ mỉ là sẽ thực hiện thành công.
Một số vấn đề bạn nên biết về than bùn hiện nay
Hệ thống kênh xây dựng trong các vùng đất bùn ngày càng tăng cao. Vào mùa khô dễ xuất hiện tình trạng mất nước nghiêm trọng. Điều này khiến cho lớp than bùn bị sụt lún cũng như làm suy giảm chất lượng.